
Nghị định 90/2024/NĐ-CP sửa đổi Danh mục chất ma túy và tiền chất kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất
15 chất mới được bổ sung vào Danh mục chất ma túy
Ngày 17/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
15 chất mới được bổ sung vào Danh mục chất ma túy và tiền chất
Các chất được vào Danh mục II "Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền".
Cụ thể, bổ sung 14 chất ma túy vào danh mục IIC. Các chất và muối có thể tồn tại của chất này gồm:
3-Chloromethcathinone (3-CMC);
2-Methyl-AP-237;
3-Methylmethcathinone (3-MMC);
ADB-4en-PINACA;
ADB-FUBIATA;
ADB-INACA;
Alpha-PiHP;
Butonitazene;
Etazene;
Etonitazepyne;
MDMB-BUTINACA;
MDMB-INACA;
N,N-Dimethylpentylone
Protonitazene.
Bổ sung 1 chất là Bromazolam vào Danh mục III "Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền".
Nghị định 90/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 17/7/2024.
Danh mục các chất ma túy và tiền chất
Theo Điều 1 Nghị định 57/2022/NĐ-CP danh mục chất ma túy và tiền chất bao gồm:
Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục II: Các chất ma túy được sử dụng hạn chế trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục III: Các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục IV: Các tiền chất (IVA: Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy; IVB: Các tiền chất là hóa chất, dung môi, chất xúc tác dùng trong quá trình sản xuất chất ma túy).
Khi phát hiện chất mới chưa có trong các danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP liên quan đến mục đích bất hợp pháp hoặc theo quy định tại 03 Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy thì Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung và công bố các danh mục đó.
ST
Bình luận